PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Vào đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình Xóa đói giảm nghèo với nhiều chính sách quốc gia giải quyết đói nghèo, bao gồm cả người nhập cư trong bối cảnh đô thị hóa. Tuy nhiên, còn rất nhiều nhóm người nghèo với đặc thù về tình trạng pháp lý nơi cư trú, nghề nghiệp thu nhập không ổn định, v.v… trên thực tế khó tiếp cận với các dịch vụ đô thị và các chính sách ưu đãi này.

Việc chuyển đổi vai trò của khu vực Đông Nam Á đặt Việt Nam vào một vị trí chiến lược có giao thương mở và có chính sách chủ động trong hội nhập quốc tế. Việc hình thành và phát triển các khu cộng nghiệp không chỉ tại hai đô thị đặc biệt, Hà Nội và Tp.HCM mà còn tại rất nhiều đô thị khác ở Việt nam đã dẫn tới luồng nhập cư ngày càng lớn từ nông thôn lên thành thị, tạo áp lực không nhỏ đến việc cung ứng các dịch vụ đô thị, các vấn đề xã hội liên quan và đồng thời làm tăng tỷ lệ nghèo đô thị, cho dù, theo quan điểm của xã hội, người nhập cư là lực lượng đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và thành công kinh tế của VN.

Tuy nhiên, người nghèo đô thị còn bao gồm người nghèo tại chỗ với những khó khăn đặc thù: già cả, tàn tật, đông con còn nhỏ, học vấn và tay nghề thấp, làm nghề tự do, buôn bán nhỏ, lao động phổ thông thu nhập bấp bênh.

phat-trien-do-thi

Theo báo cáo phát triển Việt Nam 2006, dựa trên số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt nam (VHLSS), tỷ lệ người nghèo đô thị chỉ riêng người dân tại chỗ, không kể người nhập cư chiếm 3,9 %.

Ngay từ khi thành lập, từ năm 1996, Enda Việt Nam với sự hỗ trợ về mặt tài chính của các tổ chức lớn như Cordaid, Novib, Selavip, Bộ Ngoại giao Pháp, Asia Urbs, nhiều dự án về phát triển dựa vào cộng đồng nghèo đô thị đã được triển khai, góp phần vào việc giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong quá trình đô thị hóa cho các thành phố thông qua các hoạt động như thành lập Quỹ PTCĐ, xây nhà ở cho người nhập cư cùng với các dự án về tái định cư  và hỗ trợ pháp lý cho người nhập cư đô thị.

Top